Hiển thị 2 Kết quả
Tật Khúc Xạ

Bị cận có thể giảm được độ không và làm cách nào để giảm độ

1. Cận thị là gì? Nguyên nhân và các triệu chứng cận thị cần biết

Cận thị hiểu đơn giản là tình trạng mắt không thể nhìn rõ những vật ở xa mà chỉ nhìn được các vật ở cự ly gần. Tùy thuộc vào độ cận mà người bệnh mắc phải, khoảng cách có thể nhìn rõ vật là khác nhau.

Nguyên nhân chính xác gây cận thị chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên tật khúc xạ này được cho là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường làm gián đoạn sự phát triển bình thường của mắt.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tật cận thị đã ảnh hưởng đến khoảng 30% dân số thế giới. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 50% vào năm 2050 và các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do trẻ em ở trong nhà quá nhiều.

Cận thị có giảm được không

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tật cận thị đã ảnh hưởng đến khoảng 30% dân số thế giới. (Ảnh: Internet)

Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện mắt Trung ương vào năm 2016, có 50% học sinh, sinh viên bị mắc cận thị. Số liệu này chắc chắn đã và đang tăng lên và có thể chạm mức 80%.

Ở độ tuổi 6 đến 13 trẻ em có thể bắt đầu mắc tật cận thị. Trong khoảng tuổi này, cơ thể của trẻ em phát triển nhanh chóng, vì vậy tình trạng cận thị có thể trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, cận thị cũng có thể xảy ra ở người lớn.

Các dấu hiệu cho thấy con bạn có thể bị cận thị bao gồm:

– cần ngồi gần đầu lớp ở trường vì các em cảm thấy khó khăn khi đọc bảng

– ngồi gần TV

– kêu đau đầu hoặc mỏi mắt

– thường xuyên dụi mắt

2. Cận thị có giảm độ được không?

Chắc hẳn có không ít các bạn thắc mắc cận thị có giảm độ được không?

Câu trả lời là chúng ta không thể giảm độ cận mà chỉ có thể kiểm soát độ cận, tức là giữ cho độ cận không tăng lên hoặc kéo dài khoảng thời gian mắt tăng độ cận.

Như đã đề cập ở trên, tật cận thị ở trẻ em có xu hướng trở nên tồi tệ hơn khi lớn lên. Nếu chúng ta mắc cận thị ở tuổi càng trẻ, thị lực sẽ càng suy giảm nhanh hơn và có mức độ nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành. Bệnh cận thị thường ngừng trở nên tồi tệ hơn vào khoảng 20 tuổi.

Hiện không có phương pháp điều trị nào có thể làm giảm độ cận. Nhưng quá trình bị tăng độ cận có thể được làm chậm lại bằng việc sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc kính áp tròng đặc biệt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc nhỏ mắt có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh cận thị, nhưng nó có thể gây ra tác dụng phụ ở cường độ cao (như khó đọc và nhạy cảm với ánh sáng chói).

Kính áp tròng chỉnh hình và kính áp tròng hai tròng cũng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh cận thị ở trẻ em, nhưng có thể không bằng thuốc nhỏ mắt và chúng mang lại những rủi ro nhỏ.

3. Phương pháp khắc phục và chữa cận thị

3.1. Đeo kính cận

Đeo kính cận là biện pháp khắc phục tật cận thị phổ biến. Đeo kính mắt phù hợp với độ cận của bạn sẽ đảm bảo ánh sáng được tập trung vào phía sau của mắt (võng mạc) một cách chính xác để khi nhìn các vật ở xa không bị mờ. Độ dày và trọng lượng của tròng kính bạn cần sẽ tùy thuộc vào độ cận của bạn.

Thị lực của bạn thường thay đổi khi bạn già đi, vì vậy khi đó bạn có thể cần sử dụng hai cặp kính: một cặp cho các hoạt động nhìn gần như đọc sách và cặp còn lại cho các hoạt động nhìn xa, chẳng hạn như xem truyền hình.

Một số người thích sử dụng kính hai tròng cho phép họ nhìn rõ các vật ở cả ở gần và ở xa mà không cần thay kính. Bạn cũng có thể sử dụng kính đa tiêu cự giúp bạn nhìn thấy các vật thể ở gần và những vật thể ở khoảng cách trung bình và xa.

3.2. Đeo kính áp tròng (lens)

Kính áp tròng cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh thị lực theo cách tương tự như kính đeo. Ưu điểm của kính áp tròng là nhẹ và gần như không nhìn thấy được nên có một số người sẽ thích đeo kính áp tròng hơn kính cận.

Có nhiều loại kính áp tròng khác nhau. Bạn có thể đeo một lần hoặc tái sử dụng sau khi đã làm sạch cẩn thận với dung dịch chuyên dụng.

Lưu ý khi dùng kính áp tròng là bạn không nên đeo qua đêm và luôn cần giữ kính sạch sẽ để tránh gây nhiễm trùng cho mắt.

3.3. Phẫu thuật mắt bằng laser

Phẫu thuật mắt bằng laser giúp chữa cận thị, tuy nhiên không phải ai mắc cận thị cũng có thể phẫu thuật mắt.

Bạn không nên phẫu thuật mắt bằng laser nếu bạn dưới 21 tuổi do ở độ tuổi này thị lực của bạn có thể vẫn đang phát triển. Ngay cả khi bạn trên 21 tuổi, chỉ nên tiến hành phẫu thuật mắt bằng laser nếu bạn không thay đổi kính đeo hoặc kính áp tròng trong vòng 2 năm trở lại đây.

Hy vọng bạn đọc đã có được lời giải đáp cho thắc mắc “cận thị có giảm độ được không?”. Chúng ta không thể làm giảm độ cận mà chỉ có thể làm chậm quá trình tăng độ cận và chữa cận thị bằng phương pháp phẫu thuật laser. Để không mắc cận thị, bạn nên tránh xem các thiết bị điện tử trong thời gian quá lâu, nên làm việc, học tập ở nơi đủ ánh sáng và ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt.

Tật Khúc Xạ

Những nguyên nhân khiến cận thị tăng độ nhanh chóng.

Mắt tăng độ nhanh, thậm chí tăng không thể kiểm soát có thể là do những nguyên nhân như không cho mắt nghỉ ngơi, đeo kính không đúng độ…

Cận thị là một trong những tật khúc xạ gặp nhiều nhất ở mọi độ tuổi, có cả học sinh – sinh viên, thanh niên, người trưởng thành, nhất là những người làm việc tại văn phòng. Việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử khiến đôi mắt điều tiết liên tục, rất dễ bị tổn thương và suy yếu. Với những trường hợp đang đeo kính mắt cận thị, nếu không biết cách chăm sóc mắt thì rất dễ bị tăng độ nhanh và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Dấu hiệu tăng độ cận thị

Cận thị là một tình trạng thường gặp, ảnh hưởng đến thị lực của người cận thị, trong đó những người bị cận có thể nhìn thấy rõ ràng vật thể ở gần bạn, nhưng những vật xa hơn thì bị mờ.

Nên nghĩ đến tăng độ cận thị nếu bạn đã được chẩn đoán cận thị, đang điều chỉnh độ cận bằng kính thuốc nhưng các triệu chứng sau vẫn tiến triển ngày càng tệ.

– Mờ khi nhìn những vật xa.

– Phải liếc hoặc chớp mắt để nhìn rõ.

– Nhức đầu do mỏi mắt.

– Không nhìn thấy rõ khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm.

Khi tăng độ cận thị, người mắc nên đo lại thị lực, điều chỉnh độ kính và tư vấn thay đổi lối sống.
Đeo kính không đúng độ (thấp hoặc cao hơn độ cận)

Rất nhiều người có quan niệm rằng nếu đeo kính thấp hơn độ cận thực tế thì sẽ khiến mắt không bị tăng độ. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Nếu đeo kính có độ thấp hoặc cao hơn sẽ dẫn tới tình trạng mắt vẫn phải điều tiết để “bù đắp” phần thiếu hụt tự nhiên, điều này sẽ đẩy nhanh việc tăng độ cận hơn. Ngoài ra, đeo kính không đúng với độ cận của mắt có thể dẫn tới triệu chứng bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Từ đó dẫn đến nhiều hệ quả khiến cho sức khỏe mắt ngày càng giảm sút.

Tạo áp lực liên tục lên đôi mắt

Việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính, điện thoại khiến nhiều bạn mắc các bệnh về rối loạn thị giác, hiện tượng thường gặp là mỏi mắt, nhức đầu, nhìn mọi thứ mờ, mắt khô, chói mắt, hay chảy nước mắt và mỏi vai cổ.

Nếu như thường xuyên nhìn quá gần hoặc lạm dụng các thiết bị điện tử sẽ khiến độ cận tăng rất nhanh. Bạn nên áp dụng quy tắc 20-20-20 để đôi mắt được làm việc – nghỉ ngơi – tập luyện một cách hợp lý.

Không đi khám mắt định kỳ

Đa số người cận thị thường không có ý thức đi khám mắt định kỳ nếu như đôi mắt không có dấu hiệu mờ, mệt mỏi, đau nhức, chảy nước mắt… Tuy nhiên khi những triệu chứng trên xuất hiện thì rất có thể đôi mắt của bạn đã chuyển qua một bệnh lý phức tạp hơn .

Người bị cận thị cần được khám kiểm tra đáy mắt ít nhất 06 tháng/lần để phát hiện sớm những bệnh lý đáy mắt, phòng ngừa nguy cơ bong võng mạc, bởi bong võng mạc là một trong những nguyên nhân chính gây mù ở người cận thị.

Ăn uống thiếu chất

Coi thường vai trò của thực phẩm trong đời sống của đôi mắt là sai lầm trầm trọng khiến thị lực của bạn ngày càng suy yếu. Bạn phải bổ sung những nhóm thực phẩm sau đây nếu muốn cải thiện tình hình:

Beta carotene: Là tiền chất của vitamin A, có vai trò rất quan trọng đối với thị giác, giúp mắt sáng hơn. Beta carotene có nhiều trong rau, củ, quả có màu vàng, cam, xanh đậm như: cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang.

Vitamin A: Là một loại vitamin đặc biệt quan trọng đối với mắt cận. Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà chua, gấc, đu đủ, cà rốt…

Crom: Thiếu crom, nhãn cầu mắt sẽ bị lồi, mắt tăng độ cận nhanh hơn. Crom có nhiều trong gan bò, lòng đỏ trứng, nước ép nho…

Kẽm: Kẽm có tác dụng giúp máu lưu thông trong mắt dễ dàng, ngăn ngừa mắt bị khô, rát, mệt mỏi, khó chịu. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt gà, sò, lòng đỏ trứng…

Xem phim trên điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay

Bạn có biết rằng, khi xem phim trên máy tính xách tay, máy tính bảng hay điện thoại sẽ khiến mắt phải điều tiết nhiều nên vô tình gây căng thẳng trực tiếp đến mắt. Lúc này, bạn sẽ có xu hướng nhìn gần và nhìn lâu vào một vật quá lâu. Điều này không hề tốt cho sức khỏe đôi mắt chút nào, nhất là với những người đeo kính cận.

Không đeo kính râm khi ra đường

Ánh nắng mặt trời có chứa tia UV nên rất có hại nếu chiếu thẳng trực tiếp vào đôi mắt. Do đó, khi bạn ra đường mà không đeo kính râm, nhất là dưới trời nắng thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng mắt. Đặc biệt còn gây ra những bệnh nguy hiểm về mắt như đục thủy tinh thể, ung thư da quanh vùng mắt, lão hóa… và làm bạn có hiện tượng chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi.
Đọc sách/xem điện thoại ở nơi thiếu ánh sáng

Trùm chăn kín rồi xem điện thoại hay đọc sách ở trong điều kiện không đủ ánh sáng có thể làm mắt bạn nhanh mỏi, căng mắt. Nếu thường xuyên giữ thói quen này thì sẽ làm mắt bị tổn thương nhiều, gây giảm thị lực nhanh chóng.

Đọc sách/xem điện thoại khi di chuyển

Khi đi trên đường, nhiều người thường có thói quen là “dán mắt” vào điện thoại hay một quyển sách nào đó. Tuy nhiên, chuyển động của những bước đi hay sự rung lắc khi ngồi trên xe khiến cho mắt bạn phải điều chỉnh nhãn cầu thường xuyên để đọc được các con chữ hay hình ảnh. Chính điều này sẽ gây căng thẳng lên đôi mắt và khiến mắt tăng độ lên nhanh chóng.

Không để mắt thư giãn

Ngoài việc chăm sóc mắt, bạn nên để mắt thư giãn thường xuyên. Không để mắt nghỉ ngơi là một trong những lý do tặng độ cận ở mắt mà bạn không ngờ tới. Mắt phải hoạt động liên lục gần như trong mọi hoạt động học tập, làm việc, sinh hoạt, giải trí,… Nếu không có thời giản nghỉ ngơi, mắt phải hoạt động quá độ, gây ra vấn đề khô mắt, mỏi cơ mắt, làm giảm thị lực mắt.

Không chỉ vậy, khi bạn tập trung quá lâu vào sách vở hoặc công việc, bạn thường quên mất một hoạt động rất đơn giản giúp mắt thư giãn, đó là chớp mắt. Bạn cần chớp mắt 14 – 17 lần mỗi phút để giữ ẩm và làm sạch mắt, đồng thời cung cấp chất dinh dương cho bề mặt mắt.

Bác sĩ nhãn khoa khuyên bạn: Sau 30 phút học hay làm việc liên tục, bạn nên nhìn ra xa khoảng một đến hai phút. Trong hai phút này, bạn hãy ngồi thẳng, nhìn về phía trước, đánh mắt theo chiều dọc hoặc chiều ngang mỗi bên khoảng năm lần. Bạn cũng có thể nhắm mắt thư giãn, dùng ta sạch mát xa nhẹ nhàng mí mắt theo chuyển động tròn.